Những câu nói nên tránh sử dụng khi giao tiếp với đồng nghiệp

Mỗi khi cụm từ này được sử dụng, bạn biết rằng theo sau cụm từ này sẽ là một điều gì đó tiêu cực.

1. “Đó không phải việc của tôi.”

Câu nói này sẽ khiến mọi người và sếp nghĩ rằng bạn là một người vô trách nhiệm, lười biếng. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một thành viên tích cực và có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Khi một đồng nghiệp nào đó muốn nhờ sự giúp đỡ của bạn, hãy giúp đỡ họ nhiệt tình.

2. “Ừ, không có vấn đề gì cả”

Nếu bạn nhận nhiệm vụ rất vui vẻ nhưng lại không biết rằng thời gian chính xác hoàn thành nhiệm vụ đó, nhiều lần như vậy, mọi người sẽ cho rằng bạn là một người không đáng tin cậy. Nếu bạn không thể hoàn thành được dự án, hãy nói thành thật với sếp hoặc đồng nghiệp. Không nên giấu những điểm yếu của mình.

3. “Đừng nói với ai là tôi đã nói vậy nhé, nhưng…”

Nếu chuyện của bạn là bí mật, đừng nói với ai, cho dù người đồng nghiệp đó có thân với bạn. Có thể bạn biết rõ đồng nghiệp này hoặc đồng nghiệp kia sắp bị đuổi việc hoặc bạn biết rõ mức lương của sếp thì tốt nhất bạn không nên loan tin bừa bãi. “Buôn” chuyện có thể sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn và thậm chí là công việc của bạn. Khi nói chuyện với đồng nghiệp, không nên nói các câu chuyện riêng tư tình yêu của bạn.

4. “Tôi đã không được tăng lương từ 4 năm nay.”

Những sếp giỏi, nhiều hiểu biết không bao giờ cho rằng thời gian làm việc lâu dài của nhân viên là xứng đáng được tăng lương hết cả. Họ cho rằng chỉ có những nhân viên làm việc hiệu quả mới xứng đáng được hưởng mức lương cao. Khi bạn nói với sếp câu nói trên, sếp sẽ cảm thấy rằng bạn đang muốn có thêm tiền chứ ông/ bà ta lại không cho rằng bạn xứng đáng được tăng lương. Vì vậy, nếu muốn thoả thuận lại mức lương của bạn với sếp, hãy liệt kê ra những thành tích mà bạn đã đạt được trong vòng 4 năm qua.

5. “Đó không phải lỗi của tôi”

Khi có bất cứ vấn đề gì, sếp tìm đến bạn, và bạn chỉ muốn đổ lỗi đó cho một người khác trong phòng. Có thể đó không phải là lỗi của bạn, nhưng bạn cũng không nên xử sự như vậy. Thay vào đó, hãy cùng sếp và mọi người nghĩ ra phương án giải quyết vấn đề, chứ không chỉ là ngồi đó mà đổ lỗi cho người này người nọ…

6. “Thực ra mà nói với bạn rằng…”

Mỗi khi cụm từ này được sử dụng, bạn biết rằng theo sau cụm từ này sẽ là một điều gì đó tiêu cực. Câu nói này còn khiến người nghe cảm thấy bạn thật thô lỗ và mất lịch sự. Vì vậy, thay vì sử dụng cụm từ này, hãy nói thẳng thắn những điều bạn muốn nói.

7. “Bạn bầu cho ai?”

Nơi làm việc không phải là để dành cho những câu chuyện chính trị. Đây là vấn đề tế nhị có thể khiến xảy ra những cuộc tranh luận gay gắt giữa mọi nười với nhau.

8. “Tôi cảm thấy thật tồi tệ vào đêm qua…”

Bạn cảm thấy buồn chán và uống rượu. Sẽ không hay chút nào nếu bạn đem chuyện đi nhậu nhẹt, uống rượu suốt đêm của bạn đi nói với mọi người trong công ty. Mọi người sẽ cho rằng bạn là một đồng nghiệp bê tha và không đáng tin cậy chút nào.

9. “Tôi không có đủ thời gian để làm công việc đó.”

Bạn nên nhớ rằng đã đi làm thì chẳng ai là không bận rộn hết cả. Khi sếp giao việc cho bạn, bạn không có lựa chọn. Tuy nhiên, nếu thời gian hoàn thành quá gấp rút và bạn còn phải làm rất nhiều nhiệm vụ/ dự án khác nữa thì hãy giải thích những khó khắn của bạn với sếp. Thay vì sử dụng câu nói trên, hãy nói với sếp rằng bạn có thể hoàn thành đúng thời hạn mà sếp đã giao nhưng liệu sếp có thể sắp xếp lại thời gian các dự án khác được không?

10. “… nếu không/ kẻo”

Cụm từ này khiến mọi người nghĩ ngay đến những điều xấu sẽ xảy ra. Ngoài ra, đồng nghiệp còn nghĩ về bạn, một người chuyên mang lại những điều xấu và khó khăn cho cả nhóm.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *