Những lời khuyên hữu ích cho nhà tuyển dụng lao động

Ở lần suy thoái đầu những năm 1930, ông Washkewicz điều hành một bộ phận của Parker với thời gian làm việc tuần bốn ngày để cứu việc làm.

Nếu đã là ông chủ hạng A, bạn phải tuyển nhân viên hạng A+ thì mới xây dựng được một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và xuất sắc.

Tuyển dụng những cá nhân tích cực. Thông thường, những cá nhân đi cùng một nền học vấn tốt và cơ sở chuyên môn vững chắc được đánh giá cao. Nhưng còn một tiêu chuẩn nữa cũng quan trọng là ứng viên có thật sự yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp và có những ý nghĩ tích cực về tương lai của nó không. Nếu ứng viên tỏ ra thành thật và phấn chấn thì bạn đang gặp may mắn.

Sáng suốt nhìn ra sở trường và sở đoản của ứng viên. Kết quả học tập và kinh nghiệm làm việc của nhân viên trong sơ yếu lý lịch có thể tốt nhưng đôi lúc lại không mấy thích hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, có những điều ứng viên không tự đánh giá cao lại có thể có ích cho doanh nghiệp. Hãy tinh tường nhận ra điều đó.

Kiểm tra cẩn trọng trực giác của bạn. Trực giác của con người ta có thể cho nhận định đúng hoặc sai với tỷ lệ ngang nhau. Do đó, bạn nên phỏng vấn mọi ứng viên cùng một câu hỏi và ghi chú lại thật cẩn thận cách thức trả lời của họ để sau đó đánh giá chặt chẽ. Tuyệt đối tránh phỏng vấn qua loa, không chuẩn bị kỹ hoặc dựa vào cảm tính, chủ quan.

Kiểm tra các chứng nhận năng lực của ứng viên. Hãy kiểm tra mọi thứ giấy tờ và xác nhận trong hồ sơ của ứng viên một cách độc lập để không bị lừa bởi bằng giả hoặc chứng nhận giả.

Lập tức lên dây cót tinh thần cho ứng viên. Một khi đã tìm được ứng viên hoàn hảo, hãy kích thích người ấy tinh thần sẵn sàng làm việc hết mình cho doanh nghiệp vì một mục đích lớn lao, chứ không đơn thuần là vì đồng lương.

Đừng vội nghĩ rằng bạn đã nắm bắt ngay được nhân tài. Rất có thể đã tiếp nhận một ứng viên vào buổi sáng nay, nhưng sáng mai không thấy người ấy nữa. Lý do có thể là chủ cũ thấy tiếc rẻ nên cố giữ lại hoặc nơi khác đề ra những điều kiện hấp dẫn hơn.

Giảm giờ làm hơn giảm người

Tại một nhà máy sản xuất các bộ phận bằng nhựa cho đủ loại sản phẩm của hãng Parker Hannifin ở Cleveland, dây chuyền lắp ráp tự động chỉ cần một số người có tay nghề cao để vận hành. Khi nạn thất nghiệp tăng cao tại Mỹ (gần 1,3 triệu người bị mất việc theo số liệu của Bộ Lao động hồi tháng 3/2009), Parker đã phản ứng bằng cách giảm giờ làm hoặc chỉ kết thúc hợp đồng với công nhân thời vụ.

Cách đây mười năm, các nhà máy sản xuất sản phẩm hàng loạt sử dụng khá nhiều lao động, nhưng rồi chúng dần được chuyển sang các nước có chi phí lao động rẻ.

Tại Parker, 5 công nhân sản xuất những cái vòng nhựa dùng để bó đầu bình xịt khí. Từng người phụ trách một loạt máy công cụ thực hiện rất nhanh một giai đoạn của dây chuyền. Thay vì sa thải, hãng cho hai công nhân làm việc ngày hôm nay, ba người còn lại kết thúc dây chuyền vào ngày hôm sau, nhờ đó giảm phân nửa giờ làm của họ. Ngược lại, sẽ rất phức tạp nếu sa thải một trong số họ, nếu không muốn làm hỏng cả dây chuyền. Ông chủ Donal Washkewicz đảm bảo rằng sa thải một công nhân mà ông ta đã tốn tiền đào tạo là điều cuối cùng nghĩ đến. “Chúng tôi muốn duy trì tay nghề của họ”, ông giải thích.

Vấn đề là giảm giờ làm không phải là giải pháp lâu dài. Ở lần suy thoái đầu những năm 1930, ông Washkewicz điều hành một bộ phận của Parker với thời gian làm việc tuần bốn ngày để cứu việc làm.

Khoảng 3 tháng sau đó, rất nhiều công nhân không thanh toán được hoá đơn chi phí khi lương giảm còn 80%. Thế là hãng quyết định sa thải một phần và duy trì giờ làm toàn phần cho số công nhân còn lại.

Ngày nay, nhiều công nhân của Parker thích giảm giờ hơn mất việc, dù họ không cảm thấy thật sự an toàn. Từ nay đến cuối năm 2009, Parker giảm 10% giờ làm và lương cho toàn nhân viên. Theo Bộ Lao động Mỹ, nhân viên trong lĩnh vực này hiện làm việc 39,6 giờ/tuần so với 41,2 giờ cùng thời kỳ năm ngoái.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *